Hỏa hoạn Lăng_mộ_Kasubi

Bên trong của Muzibu Azaala Mpanga năm 2007, bao gồm cả thánh tích và chân dung của các Kabaka.

Vào ngày 16 tháng 3 năm 2010, khoảng 20 giờ 30 phút giờ địa phương, lăng mộ Kasubi đã bị lửa thiêu rụi.[7] Nguyên nhân vụ cháy vẫn chưa được xác định. Vương quốc Buganda đã hứa sẽ tiến hành các cuộc điều tra độc lập về vụ hỏa hoạn, cùng với lực lượng cảnh sát quốc gia.

John Bosco Walusimbi là thủ tướng của Vương quốc Buganda phát biểu ngày 17 tháng 3:

Vương quốc đang trong sự đau buồn. Không có từ nào để mô tả sự mất mát gây ra bởi hành động nhẫn tâm nhất này.

— Theo The Guardian[8]

Phần còn lại của các vị vua Kabaka vẫn còn nguyên vẹn, vì được bảo quản trong các lăng mộ nên đã tránh được sử hủy hoại hoàn toàn. Vào ngày 17 tháng 3 năm 2010, vị vua thứ 36 của Buganda là Muwenda Mutebi II và tổng thống Uganda Yoweri Museveni đã đến thăm khu vực lăng mộ Kasubi.[9][10] Hàng trăm người cũng đến địa điểm này để giúp tìm kiếm những gì còn sót lại.[10] Trong chuyến đi này, bạo loạn đã xảy ra và lực lượng an ninh đã bắn chết hai kẻ gây bạo loạn và năm kẻ khác bị thương.[11] Lực lượng an ninh và cảnh sát Uganda cũng đã đụng độ với những kẻ bạo loạn tại Uganda. Họ đã sử dụng hơi cay để giải tán những kẻ bạo loạn của nhóm dân tộc Baganda.[12]

Chính quyền của Vương quốc Buganda tuyên bố sẽ xây dựng lại các ngôi mộ và tổng thống Museveni cho biết chính phủ quốc gia sẽ hỗ trợ.[13][14] Một ủy ban đã được thiết lập để xác định nguyên nhân vụ cháy. Ủy ban này đã bàn giao một báo cáo cho chính phủ Uganda vào tháng 3 năm 2011, nhưng kể từ tháng 4 năm 2012, bản báo cáo đã không được công bố cho công chúng.[15] Kể từ tháng 12 năm 2012, một kế hoạch khôi phục lăng mộ Kasubi đã được đưa ra với sự viện trợ từ các tổ chức nước ngoài.[16] Chính quyền Buganda hiện đã nhấn mạnh vào các biện pháp an ninh trong quá trình phục hồi và sẽ hạn chế việc vào lăng mộ.[17]

Để đối phó với vụ việc, một kế hoạch đã được gửi tới Quỹ Ủy thác về Bảo tồn Di sản văn hóa thế giới của UNESCO để thiết lập một kế hoạch tái thiết các lăng mộ. Dựa trên kết quả của kế hoạch, chính phủ Nhật Bản đã quyết định cung cấp, hợp tác với Quỹ dự án để xây dựng lại các lăng mộ, giúp di sản này sớm được đưa ra khỏi Danh sách di sản thế giới bị đe dọa, thiết lập một kế hoạch phòng ngừa rủi ro hiệu quả và cử các chuyên gia phục hồi tài sản văn hóa.[18][19]